Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt.
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
Hai_QB (11-07-2012)
Ấy.. bác nói đúng lắm, nhưng vào thời xưa đó. Vì chỉ có vài diode và vài cái tụ. Còn ballast điện tử giờ ổn rồi bác có thể kéo dài tuổi thọ cho đèn có khi hơn cả ballast từ đó bác.
Các bác yên tâm tui chỉ muốn tặng các bác cái lợi chứ tui không cho cái hại.
Giờ ai đặt LED thì tui làm chứ tui đâu có sản xuất, chỉ muốn chia sẻ thôi chứ nghe tới giá LED ai cũng kêu mắc quá.
Chỉ sợ bác làm không xong thôi (đừng giận nhé) tay ngang mà, với bác làm số lượng ít không có lời đâu.
LED đó là loại SMD và nguồn cấp cho nó thì tui làm loại Auto voltage sử dụng từ 90~260 VAC đó bác để tui chụp vài cái hình cho bác xem.
Thật ra cũng có vài do để tui xài LED trong đó phần, điện lưới khu vực tui ở mấy tháng nay yếu quá tối 165V à.
Lần sửa cuối bởi thanhlam; 24-11-2011 lúc 03:33 PM
à em tính cos(phi) bằng 1. vì em tính I là dòng đo được của bác Thanhlam và điện là điện để trả cho nhà đèn (công tơ điện quay vì theo em biết công tơ điện đa số điều đã giới hạn cos (phi) ở một mức rồi. còn hiệu suất, công suất thật sự mình được hưởng ko tính đến
nếu em tính bằng công suất được ghi trên bóng đèn thì em tính cos(phi) bằng 0.4
điện tử em chỉ tìm mò học hỏi ko qua trường lớp nên có gì sai mong các bác chỉ bảo thêm.
Chớ bảo tới già mới niệm Phật
Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh
Hi hi ... Khi công suất phản kháng trả năng lượng về nguồn thì nó làm cho công tơ quay chậm lại chứ không phải quay ngược lại !
Nếu công tơ được chỉnh 1 cách đúng đắn, nó chỉ đếm công suất tiêu thụ chứ không tính thêm công suất phản kháng. Do vậy mà "nhà đèn" không ưa cái loại tải có cos (phi) thấp vì "nhà đèn" chịu nhiều tổn hao hơn là người tiêu thụ (đường dây điện của người tiêu thụ ngắn hơn nhiều so với đường dây của "nhà đèn"!
Công tơ cơ thì nó tính theo tốc độ trung bình của đĩa nhôm, còn công tơ điện tử thì tùy thuộc vào ... "thèng" lập trình !
Lần sửa cuối bởi AsiaTowner007; 24-11-2011 lúc 04:02 PM
Hai_QB (11-07-2012)
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt.
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
He...Cứ xài toàn bàn ủi, ấm siêu tốc, đèn đốt tim, thì Cos phi gần bằng 1.
Đèn Compact loại 7-11W, nhà mình xài sao mau hư quá. Hàng Tàu, Philips, Rạng đông...gì gì cũng hư, mà giá mắc gấp mấy lần đèn tim. Nhà mình còn cái bóng đèn tim, từ hồi...LX, giờ vẫn chưa chịu cháy để thay Compact. Mà bóng Compact, hồi đầu, cháy thì quăng. Sau này, không quăng nữa, để dành được nữa rổ rồi . Cũng nghe nói đèn Compact có bảo hành, nhưng chẳng đứa nào đổi cho mình cả !
Hai_QB (11-07-2012)
sẵn chủ đề tiết kiệm điện của bác Thanh Lam em quăn thêm cái này vô đây.
cũng là 1 cách tiết kiệm điện
đối với điều hòa. bác nào ở nhà tấm, phòng kín thì ko còn gì để nói. nhưng với nhà cấp 4. mặc dù 4 vách tường kín mít thì vẫn còn 1 chỗ thoát nhiệt đó là trần nhà. làm cho máy điều hòa chạy liên tục => hao điện
nếu bác nào dùng trần thạch cao tấm ô 60*60 ghép lại như vầy thì cần phải làm kín lại vì là tấm thả nên các khe hở rất lớn bụi và hơi nóng vào rất nhiều
các loại trần khác em hỏng biết
xử lý kiểu XNL dán keo bít lại các khe hở (xấu một tí) lúc đầu định dùng keo silicol vuốt cho đẹp nhưng nghỉ lại dùng keo này cho dễ tháo
phía trên trần lót bìa giấy cacton (có sẵn)
em mới vùa mần xong
thiệt hại 15k. 1 buổi chiều. tần suất máy lạnh chạy giảm được 20% (máy 1.5 HP phòng 43m vuông)
![]()
Chớ bảo tới già mới niệm Phật
Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh
em nhớ có đọc ở đâu đó là công tơ điện lúc nào cũng tính cos phi =1. nếu chúng ta dùng thiết bị điện có cos phi = 0.5 thì chạy qua đồng hồ vẫn tính là 1
vd: ta xài p=U * I * cos phi = 220*1*0.5= 110wh
thì đồng hồ vẫn quay 220wh
không biết có đúng không?
còn phần tính toán của em bên trên tính đúng thì phải tính như thế nào ạ. bác tính dùm em luôn đi![]()
Chớ bảo tới già mới niệm Phật
Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh